2022-02-16 16:39:28
Bạn đang sở hữu một gian hàng trực tuyến trên nền tảng Zalo? Bạn đã áp dụng nhiều cách mà đơn hàng và doanh thu vẫn không như mong đợi? Vậy bạn hãy thử qua các hình thức quảng cáo trên Zalo dưới đây, hiệu quả sẽ đến không ngờ với bạn đấy.
Bạn đang sở hữu một gian hàng trực tuyến trên nền tảng Zalo? Bạn đã áp dụng nhiều cách mà đơn hàng và doanh thu vẫn không như mong đợi? Vậy bạn hãy thử qua các hình thức quảng cáo trên Zalo dưới đây, hiệu quả sẽ đến không ngờ với bạn đấy.
Nội dung chính [show]
Quảng cáo Zalo hay Zalo Ads là hệ thống quảng cáo tự chạy (Self Serving Ads) thông qua hệ thống được đội ngũ của Zalo quản lý. Các chủ gian hàng, doanh nghiệp, cá nhân và tổ chức xã hội,....có thể tự mình thiết lập lên ý tưởng các chiến dịch marketing quảng cáo, quảng bá thông điệp sản phẩm nhắm tới đối tượng khách hàng mục tiêu. Hiện tại Zalo đang cung cấp 6 hình thức quảng cáo cho khách hàng và để có thể bắt đầu chạy quảng cáo thì khách hàng bắt buộc phải nạp tiền trước thì chiến dịch quảng cáo đó mới được chấp nhận. Nhu cầu và chiến lược kinh doanh của mỗi cá nhân, công ty, doanh nghiệp/ cửa hàng là khác nhau, do đó việc lựa chọn một trong các hình thức quảng cáo trên Zalo phù hợp không phải đơn giản. Dưới đây là 6 hình thức quảng cáo trên Zalo năm 2022 với những thay đổi mới sẽ mang lại cho bạn những hiệu quả gì?
Zalo hiện cung cấp 6 hình thức quảng cáo
Hình thức quảng cáo này hiện nay chỉ dành riêng cho một số ngành hàng cụ thể nhằm mục đích thu thập nghiên cứu thông tin khách hàng (họ tên, địa chỉ email, số điện thoại,...) từ đó thiết lập được danh sách khách hàng tiềm năng. Hình thức quảng cáo zalo này rất đơn giản, một biểu mẫu sẽ được thiết lập theo mục đích của bạn, khi người xem quảng cáo nhấn vào quảng cáo sẽ được gợi ý nhập thông tin cá nhân và gửi cho nhà quảng cáo.
Hình thức tính phí: CPC
Yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả quảng cáo Zalo Form
Nếu quảng cáo của bạn phân phối chậm, rất có thể quảng cáo của bạn đang có giá thầu thấp hơn giá thầu của các quảng cáo khác đang cạnh tranh trên hệ thống. Bạn có thể cân nhắc thay đổi và gửi phê duyệt lại quảng cáo.
Ngân sách quảng cáo thấp cũng khiến cho quảng cáo của bạn phân phối trong ngày đến ngưỡng và không thể chạy được nữa.
CTR trung bình trên Zalo Ads dao động từ 0,7% – 0,9%. Nếu CTR của bạn dưới 0.7% bạn nên cân nhắc thay đổi nội dung (câu chữ, hình ảnh) của quảng cáo để quảng cáo thu hút và hấp dẫn hơn.
Nếu CTR của bạn trên 0.7%, Zalo Form tính tiền theo CPC nên ngân sách của bạn sẽ nhanh đến ngưỡng trong ngày hơn. Lúc này bạn nên cân nhắc tăng ngân sách để tiếp tục nhận được nhiều quan tâm hơn của người dùng Zalo.
Nếu bạn target sâu quá về đối tượng quảng cáo. Đối tượng nhỏ sẽ ảnh hưởng tới việc phân phối. Hãy mở rộng đối tượng phân phối để quảng cáo được tiếp cận nhiều người hơn nhé!
Một trong các hình thức quảng cáo trên Zalo phổ biến là quảng cáo Website. Quảng cáo Website là một trong những hình thức nhằm chuyển hướng người xem đến trang liên kết của bạn để mua hàng hoặc để lại thông tin chờ tư vấn. Ngoài ra, quảng cáo Zalo Website cũng có thể điều hướng khách hàng Zalo truy cập dành cho ứng dụng di động tăng tỷ lệ chuyển đổi tải app thành công.
Doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức quảng cáo website khi mong muốn có nhiều lượt truy cập vào website từ Zalo ads để mua hàng hoặc để lại thông tin tư vấn hoặc tăng lượng truy cập đến ứng dụng di động giúp tăng tỷ lệ tải app.
Đây là hình thức quảng cáo với mục đích chính là tăng lượng quan tâm trang Zalo Official Account của bạn, từ đó có thể nâng cao tỷ lệ ra đơn, chốt đơn thành công. Hình thức quảng cáo trên Zalo này phù hợp với các gian hàng trực tuyến mới mở chưa có nhiều lượt quan tâm.
Hình thức tính phí: CPC
Quảng cáo bằng Zalo OA là hình thức phổ biến
Theo một nghiên cứu thì nội dung quảng cáo chứa video, hình ảnh sẽ thu hút khách hàng cao gấp 2 lần so với nội dung chỉ có chữ đơn thuần. Vậy nên đầu tư quảng cáo video là một trong những cách quảng cáo trên Zalo được nhà cung cấp khuyến nghị sử dụng. Hình thức quảng cáo này sẽ tạo cho khách hàng sự hứng thú với nhãn hàng hơn từ đó nâng cao độ nhận diện thương hiệu, đồng thời giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn giúp tăng khả năng chuyển đổi thành lượt mua hàng.
Hình thức tính phí: CPV, CPM
Quảng cáo sản phẩm là một trong những các hình thức quảng cáo trên Zalo bằng cách quảng bá hiển thị nổi bật trực tiếp sản phẩm của gian hàng đến đối tượng khách hàng tiềm năng. Tỷ lệ chốt đơn ngay trên chính trang Zalo được đánh giá là cao gần như hơn hẳn so với những cách quảng cáo trên Zalo khác. Hình thức quảng cáo này là cần thiết để phát triển và mang lại số tiền lớn cho doanh nghiệp của bạn.
Hình thức tính phí: CPC, Lượt liên hệ
Hãy thử hình dung xem, bạn quản trị một trang thông tin báo chí và bạn mong muốn kết quả có nhiều người có thể truy cập và đọc được nội dung của bài báo thì đây chính là hình thức quảng cáo trên Zalo phù hợp với bạn. Quảng cáo bài viết trên OA (Official Account) là hình thức quảng cáo nội dung bài viết được khởi tạo ngay chính trên trang Zalo Official Account của doanh nghiệp/cửa hàng hoặc các tổ chức xã hội trên Zalo.
Hình thức tính phí: CPC
Một số hình thức quảng cáo khác mà bạn có thể tìm hiểu thêm: quảng cáo tiếp thị tin nhắn, album ảnh, bài hát...
Sau khi đã xác định và lựa chọn cho mình một trong các hình thức quảng cáo trên Zalo phù hợp thì việc tiếp theo các chủ shop cần làm là tiến hành thực hiện chiến dịch quảng cáo đó. Trước hết, để thiết lập một chiến dịch quảng cáo các chủ gian hàng cần có thẻ Visa/Mastercard hoặc một tài khoản ATM của bất kỳ ngân hàng nào để thanh toán chi phí quảng cáo. Sau đó thì bạn chỉ cần làm theo những bước dưới đây là có thể bắt đầu quảng cáo trên Zalo được rồi.
Bước 1: Chọn hình thức quảng cáo
Bạn cần truy cập vào trang quảng cáo Zalo Ads bằng tài khoản quảng cáo đã tạo và nhấn chọn “Tạo quảng cáo” ngay trên giao diện trang chủ. Sau đó, tùy theo mục đích của từng doanh nghiệp/cửa hàng, cá nhân mà lựa chọn các hình thức quảng cáo trên Zalo phù hợp.
Bước 2: Xác định đối tượng quảng cáo
Chiến dịch quảng cáo Zalo của bạn thực sự mang lại hiệu quả hay không thì việc xác định được khách hàng mục tiêu của mình là việc chắc chắn phải làm. Để hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp/ cửa hàng dễ dàng tiếp cận đúng đối tượng khách hàng của mình và đạt hiệu quả cao, trang giao diện của Zalo Ads sẽ tối ưu hóa hiển thị bài PR, những cài đặt và gợi ý phù hợp (Địa điểm, giới tính, độ tuổi, nền tảng, tiêu chí khác,...) cho bạn thoải mái lựa chọn.
Quảng cáo trên Zalo hiệu quả hơn khi tệp khách hàng mục tiêu được thu hẹp
Lưu ý: Thứ nhất, nếu bạn để trống phần địa điểm thì hệ thống Zalo Ads sẽ mặc định là phân phối quảng cáo của bạn đến toàn thể người dùng Zalo trên toàn quốc. Thứ hai, các hình thức quảng cáo trên Zalo chỉ hướng tới các đối tượng người dùng Zalo trên lãnh thổ Việt Nam, việc bạn chọn các nhóm đối tượng nằm ngoài quy định trên sẽ không thể thực hiện.
Bước 3: Thiết lập số lượt nhấn và giá thầu quảng cáo
Mọi thao tác để đều được nhà cung cấp đơn giản hóa trong trang quảng cáo, bạn chỉ cần lựa chọn để phù hợp với ngân sách các hình thức quảng cáo trên Zalo của mình.
Lưu ý: Nhóm đối tượng bạn hướng quảng cáo tới càng rộng thì giá tối thiểu hệ thống yêu cầu sẽ giảm. Ngược lại nếu nhóm đối tượng quảng cáo được thu hẹp thì báo giá tối thiểu hệ thống yêu cầu sẽ tăng cao.
Chi phí quảng cáo Zalo cao không đồng nghĩa với hiệu quả tăng
Bước 4: Tạo nội dung quảng cáo và đăng tải các giấy phép
Các hình thức quảng cáo trên Zalo đều có chung các thiết lập trên, nhưng để quảng cáo thực sự có hiệu quả thì bạn cần phải chuẩn bị một nội dung truyền thông, quảng cáo thu hút và tối ưu hiệu quả với hình ảnh sản phẩm chỉn chu.
Tối ưu hình ảnh nội dung sẽ tiết kiệm được chi phí quảng cáo trên Zalo
Lưu ý:
Hình ảnh quảng cáo kích thước 1024x533(px) và dung lượng không được vượt quá 2Mb.
Các nội dung trên sau khi hoàn thành và gửi phê duyệt thì đội ngũ quản trị các hình thức quảng cáo trên Zalo Ads sẽ xem xét tính phù hợp quy chuẩn cộng đồng. Thời gian xét duyệt sẽ khoảng 60 phút làm việc, ban quản trị Zalo Ads sẽ có thông báo và phản hồi về trạng thái quảng cáo của bạn.
Quảng cáo sau khi được phê duyệt sẽ tự động phân phối theo thời gian bạn đã cài đặt ban đầu lúc tạo quảng cáo.
6 hình thức quảng cáo trên Zalo 2022
Xác định được khách hàng mục tiêu mà sản phẩm của bạn muốn hướng tới là điều chắc chắn phải có trong bản kế hoạch kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp/cửa hàng. Từ đó từng bước triển khai nội dung quảng cáo và thiết lập chiến dịch quảng cáo phù hợp với các hình thức quảng cáo trên Zalo. Dưới đây là những cách target đối tượng cơ bản mà bạn cần nắm vững, áp dụng được với các hình thức quảng cáo trên Zalo khác nhau.
Chân dung khách hàng mục tiêu phụ thuộc vào tính chất sản phẩm
Ngoài ra, các chủ gian hàng cũng có thể tham khảo thêm những thông tin về sở thích, nền tảng hiển thị (Android, IOS, PC,...), nhân khẩu học,... Lưu ý, xác định chân dung khách hàng mục tiêu càng báo cáo chi tiết thì chiến dịch quảng cáo của chúng ta càng thành công, tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng càng cao. Bên cạnh đó thì chi phí quảng cáo cũng sẽ tăng khi bạn thu hẹp target khách hàng của mình lại. Cân đối ngân khách quảng cáo cũng là một lưu ý nếu tiềm lực tài chính của bạn không quá thoải mái.
Xem thêm: 3 lý do quảng cáo Zalo không cắn tiền và giải pháp xử lý hiệu quả nhất
Tóm tắt nội dung và kết luận: Bài viết tổng hợp các hình thức quảng cáo trên Zalo, quy trình thực hiện một chiến dịch quảng cáo Zalo và cách target đối tượng của quảng cáo Zalo Ads dành tới bạn. Hy vọng phần nào giúp các bạn tìm ra được cho mình một giải pháp cho công việc kinh doanh của mình.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Zalo ZNS để được chúng tôi giải đáp miễn phí!
KINH NGHIỆM CHỌN HÌNH THỨC QUẢNG CÁO PHÙ HỢP KÊNH ZALO ADS
Bí quyết quảng cáo trên Zalo miễn phí cho chủ shop bán hàng
Cách chạy quảng cáo Zalo cho người mới bắt đầu
Hướng dẫn chi tiết nhất cách tạo tài khoản quảng cáo Zalo 2022