30/12/2024
Zalo là nền tảng ứng dụng gọi điện, nhắn tin miễn phí hàng đầu Việt Nam. Nếu bạn đang thực hiện quảng cáo trên Zalo nhưng không thực sự đem lại hiệu quả hoặc chi phí bỏ ra quá cao hay thậm chí quảng cáo không cắn tiền thì chắc bạn chưa có nhiều các phương pháp để tối ưu hóa chạy quảng cáo.
Trong bài viết này, Zalo ZNS sẽ chia sẻ đến các bạn các kinh nghiệm tối ưu để đạt được hiệu quả cao khi chạy quảng cáo Zalo nhé!
Nội dung chính
1. Kinh nghiệm giải quyết tình trạng quảng cáo Zalo không cắn tiền
1.1. Nguyên nhân quảng cáo Zalo không cắn tiền
2. Cách đo lường hiệu quả quảng cáo Zalo
3. Tổng hợp kinh nghiệm tối ưu quảng cáo Zalo
3.1. Cấu trúc một bài quảng cáo Zalo chuẩn
3.2. Test nhiều nhóm quảng cáo
Nhiều người mới bắt đầu setup quảng cáo Zalo và chưa có nhiều kinh nghiệm thường gặp phải tình trạng Zalo ADS không cắn tiền. Tình trạng này được hiểu là khi bạn đặt ngân sách là 2.000.000 đồng nhưng quảng cáo sẽ dừng phân phối khi mới chi 200.000 đồng, với một số nguyên nhân chính sau:
BID là mức phí tối đa được cửa hàng, doanh nghiệp chi trả cho mỗi lượt người dùng nhấp chuột vào quảng cáo của họ với hình thức quảng cáo pay-per-click.
Khi chạy quảng cáo Zalo, bạn và các đối thủ khác đang cạnh tranh khốc liệt với nhau để có thể hiển thị được trên vị trí tài khoản có người dùng. Trong đó, giá BID có một vai trò quan trọng. Nếu giá đấu thầu của bạn quá thấp thì khả năng tiếp cận quảng cáo sẽ thấp và Ứng dụng Zalo sẽ ưu tiên hiển thị quảng cáo của các doanh nghiệp khác. Điều này dẫn đến tình trạng Zalo ADS không cắn tiền.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên đặt giá đấu thầu quá cao. Vì mặc dù quảng cáo của bạn trên Zalo được tăng phân phối nhưng sẽ tốn nhiều chi phí và không tối ưu được quảng cáo.
CTR (Click Through Rate) là tỷ lệ số lượt nhấp chuột vào quảng cáo, có công thức: CTR = số lượt nhấp chuột/ số lượt hiển thị x 100
Chỉ số CTR giúp đo lường và đánh giá mức độ quảng cáo mức độ quan tâm của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu với quảng cáo của doanh nghiệp
Trong thì quảng cáo facebook được tính theo lượt hiển thị thì Zalo được tính theo nhấp chuột của người dùng. CTR là một chỉ số rất quan trọng và cần kiểm tra thường xuyên và đảm bảo luôn ổn định khi thực hiện quảng cáo. Nếu chỉ số CTR quá thấp thì Zalo sẽ ngừng quảng cáo vì quảng cáo không phù hợp, không thân thiện với người dùng và Zalo cũng không thu được lợi nhuận từ quảng cáo của bạn.
Lưu ý: Chi phí nhấp chuột tối thiểu (Giá click) thay đổi tùy theo việc bạn chọn nhóm đối tượng và thời điểm chạy quảng cáo. Hãy linh động khi đặt giá cho quảng cáo.
Giá click: Bạn nên để cao hơn mức giá tối thiểu mà Zalo đề xuất. Do Zalo phân phối quảng cáo theo hình thức “đấu giá”. Chính vì điều này khi bạn đặt cao hơn mức tối thiểu thì sẽ dễ dàng phân phối đến đối tượng mục tiêu hơn.
Số lượng click: Bạn nên đặt từ 500 trở lên. Nếu để quá thấp thì Zalo cũng khó phân phối, thường quảng cáo không cắn tiền. Ngược lại bạn cũng sẽ được ưu ái hơn rất nhiều.
CTR: Đây là chỉ số đánh giá độ thu hút của bài quảng cáo. Khi CTR < 0,6 thì đồng nghĩa với bài quảng cáo này không hiệu quả, không thu hút. CTR > 1 là chỉ số được các nhà quảng cáo đánh giá là tốt, có ích với người dùng.
Ngân sách chiến dịch nên đặt mỗi ngày. Vì khi bạn đặt toàn chiến dịch, hệ thống sẽ tự động phân phối nhanh nhất cho đến khi nào đến hạn mức do bạn đặt ra, dù bạn đặt lịch chạy trong 1 tuần hay 1 tháng. Do đó, hãy đặt ngân sách hàng ngày.
Lịch chạy thì bạn nên đặt trong thời gian dài. Bởi mỗi khi mà bạn chỉnh sửa hoặc muốn tiếp tục chạy với bài quảng cáo đó, Zalo phải duyệt thêm một lần nữa, rất mất công
Giả sử như tài khoản quảng cáo của bạn đang có 2.200.000 VNĐ, bạn setup chiến dịch 3500 click với giá thầu 700đ/click, thì ngân sách quảng cáo cho chiến dịch A là 2.450.000 VNĐ. Quảng cáo của bạn sẽ bị hạn phân phối.
Vậy nên bạn cần lưu ý đặt ngân sách cho chiến dịch quảng cáo nhỏ hơn hoặc bằng số tiền hiện tại đang có trong tài khoản để tránh trường hợp Zalo sẽ liệt là tài khoản của bạn vào danh sách không an toàn.
Xem thêm: 3 lý do quảng cáo Zalo không cắn tiền và giải pháp xử lý hiệu quả nhất
Sau khi tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng quảng cáo Zalo không cắn tiền, bạn có thể tham khảo các cách giải quyết sau:
Nếu giá đấu thầu đang quá thấp làm cho Zalo ADS không cắn tiền, bạn nên điều chỉnh lại giá đấu thầu để cao hơn đối thủ. Với giá đấu thầu tối thiểu đầu vào có một lưu ý là bạn nên giữ nguyên với mức được Zalo đề nghị để quảng cáo được phân phối.
Tuy nhiên, nếu quảng cáo của bạn có nội dung hợp lý và hình ảnh chất lượng thì quảng cáo vẫn được phân phối mặc dù giá BID thấp.
Khi setup quảng cáo, bạn cần lựa chọn số click để tổng ngân sách cần chi hợp lí cho chiến dịch phải nhỏ hơn số tiền đang có trong tài khoản. Bạn nên đảm bảo chỉ lệch tối đa 20%.
Đây là phương án marketing giúp khắc phục nguyên nhân chỉ số CTR thấp. Bạn cần chuẩn bị, tối ưu lại hình ảnh, nội dung để phù hợp và thu hút được người dùng Zalo. Từ đó sẽ có khả năng tăng hàng triệu lượt Click vào xem quảng cáo và kéo theo chỉ số CTR sẽ tăng nhanh.
Với hình ảnh bạn lưu ý đến các yếu tố sau: màu sắc, kích thước, nút kêu gọi, chữ,...Còn về mặt nội dung bạn cần sáng tạo nội dung hấp dẫn và đa dạng.
Có một lưu ý đặt biệt là nếu quảng cáo Zalo của bạn gặp tình trạng không cắn tiền, thay vì điều chỉnh lại quảng cáo cũ thì bạn nên tạo một quảng cáo mới để đem lại hiệu quả cao hơn.
Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết nhất cách tạo tài khoản quảng cáo Zalo 2025
Để đánh giá hiệu quả quảng cáo Zalo, bạn nên dựa trên chỉ số CTR. Chỉ số CTR của Zalo được tính là số lượng lượt click trên tổng số lượt hiển thị của quảng cáo. Theo thông tin của Zalo thì:
Xem thêm: Bí quyết tăng lượt quan tâm trên Zalo Page nhanh nhất
Có thể nói, bất động sản là một ngành cực kỳ hot ở thị trường Việt Nam. Do đó, quảng cáo BĐS trên Zalo cũng hot không kém, có khi còn hơn cả Facebook hiện nay. Dưới đây là một số bài học kinh nghiệm tối ưu quảng cáo Zalo, bạn có thể cân nhắc để áp dụng nhé!
Một bài quảng cáo chuẩn thì cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
Tương tự như với Facebook, bạn nên thực hiện A/B Test trước khi thực hiện chính dịch quảng cáo chính để có thể đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Cách thức này sẽ giúp bạn đánh giá được tính đúng đắn, hiệu quả của các quảng cáo để lựa chọn được quảng tối ưu nhất. Bạn nên tham gia nhiều group hướng dẫn chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội để nhận được tư vấn chiến lược tốt nhất.
Cụ thể, bạn có thể Test thử nhiều nhiều thứ như hình ảnh, nội dung đối tượng mục tiêu, mục tiêu chiến dịch,..Mỗi bài Test sẽ thiết lập chạy trong khoảng thời gian ngắn khoản từ 2-3 ngày sau đó sẽ đánh giá, Nếu bài quảng cáo có chỉ CTR đạt trong khoảng từ 0.7% trở lên thì sẽ vẫn tiếp tục chạy. Nếu không thì bạn nên tắt quảng cáo đó đi.
Đối với quảng cáo Zalo, nếu bạn lựa chọn đối tượng target cho quảng cáo chi tiết, nhóm đối tượng target thỏa mãn điều kiện sẽ bị thu hẹp và dẫn đến các trường hợp sau:
Chỉ số CTR thấp vì nhóm đối tượng nhỏ, lượt hiển thị thấp và lượt nhấp chuột vào quảng cáo tất nhiên sẽ ít theo. Khi nhóm đối tượng quá cụ thể thì chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột sẽ bị đẩy lên cao.
Ngoài ra các phần target như giới tính, nhu cầu, sở thích, hành vi… trên Zalo hiện tại vẫn đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nên chưa chính xác như Facebook. Vậy nên việc target đối tượng quá cụ thể sẽ làm giảm hiệu quả của quảng cáo.
Xem thêm: Hướng dẫn chạy quảng cáo Zalo Official Account hiệu quả
Thông điệp truyền thông là điều mà nhà quản trị truyền thông muốn truyền tải đến nhóm đối tượng công chúng mục tiêu nhằm mục đích cung cấp thông tin, gây sự chú ý, thay đổi nhận thức, tình cảm, hành vi cả họ hoặc duy trì. xây dựng lòng trung thành của nhóm đối tượng khách hàng cũ.
Thông điệp truyền thông được mã hóa thông qua các yếu tố minh họa như hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay ngôn từ…nhằm thu được đối tượng công chúng nhận tin mục tiêu, đẩy mạnh tương tác.
Khi thiết kế thông điệp truyền thông bạn cần lưu ý đầu tiên là phải xác định đối tượng công chúng nhận tin mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến là ai? Từ đó để tìm kiếm, khám phá ra Insight của khách hàng để thiết kế thông điệp truyền thông có khả năng lan truyền rộng rãi.
Với mỗi nhóm đối tượng khác nhau sẽ có sự khác biệt rõ ràng về tâm lý, sở thích, hành vi, thói quen mua sắm và sử dụng các phương tiện truyền thông. Do vậy khi thực hiện quảng cáo bạn nên chia nhỏ thành các nhóm đối tượng mục tiêu có cùng đặc điểm giống nhau để thực hiện quảng cáo.
Ví dụ như khi doanh nghiệp của bạn kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực mỹ phẩm thay vì lựa chọn chung nhóm đối tượng target nữ trong độ tuổi từ 18-30 tuổi, bạn có thể chia ra làm 2 nhóm:
Đồng thời, thay vì chia nhóm đối tượng mục tiêu theo độ tuổi thì bạn cũng có thể chia theo địa điểm, khu vực địa lý, tâm lý, sở thích của người dùng. Ví dụ như:
Về sở thích thì bạn nên xem xét thêm về các tiện ích xung quanh dự án, từ đó sẽ tìm ra được các mối liên quan với nhau.
Xem thêm: Tổng hợp kinh nghiệm thực chiến bán hàng trên Zalo
Hiện nay, với sự phát triển không ngừng phát triển của Internet, kéo theo hàng loạt hình thức kinh doanh online xuất hiện. Vậy nên mức độ cạnh tranh rất cao nên nếu bạn là một người mới người mới bắt đầu thực hiện chạy quảng cáo trên các nền xã hội cũng như Zalo thì bạn có thể nên lựa chọn tích hợp thêm các phần mềm quản lý bán hàng online để đo lường, đánh giá và kiểm soát hoạt động kinh doanh được dễ dàng hơn.
Với những chia sẻ về kinh nghiệm tối ưu hóa Zalo hiệu quả trong bài viết này, Zalozns.vn hy vọng đã cung cấp đến cho bạn những thông tin hữu ích và tối ưu được các những quảng cáo Zalo hiện tại của mình đang thực hiện. Chúc doanh nghiệp của bạn thành công trong kinh doanh và phát triển hơn trong tương lai!
THAM KHẢO KINH NGHIỆM TỐI ƯU QUẢNG CÁO ZALO HIỆU QUẢ
Bí quyết quảng cáo trên Zalo miễn phí cho chủ shop bán hàng